Motor giảm tốc = Động cơ điện + Hộp giảm tốc

Thứ bảy - 03/03/2018 01:22

Motor giảm tốc = Động cơ điện + Hộp giảm tốc

Động cơ điện có số vòng quay rất lớn, thường 2900rpm, 1450rpm, 960rpm nhưng moment xoắn lại nhỏ.
Tới đây có lẽ bạn sẽ lại hỏi Mô-men xoắn là gì, tôi sẽ nói chi tiết ở bài viết khác. Mô-men xoắn đặc trưng cho khả năng chịu tải tức thời của động cơ, đó đó khi gắn hộp giảm tốc vào Động cơ điện, moment xoắn tăng lên.

Động cơ điện có số vòng quay rất lớn, thường 2900rpm, 1450rpm, 960rpm nhưng moment xoắn lại nhỏ. Tới đây có lẽ bạn sẽ lại hỏi Mô-men xoắn là gì, tôi sẽ nói chi tiết ở bài viết khác.
 
Mô-men xoắn đặc trưng cho khả năng chịu tải tức thời của động cơ, đó đó khi gắn hộp giảm tốc vào Động cơ điện, moment xoắn tăng lên. Bạn lại thắc mắc, chúng tăng lên như thế nào, và bao nhiêu.
 
Vâng, câu hỏi khá hay, đây chính là tỉ số truyền mà khi ta mua hộp motor giảm tốc hay hộp giảm tốc các nhà sản xuất, hay người bán hang sẽ cung cấp cho ta. Vậy công dụng chính của chúng là gì?
 
Tùy theo nhu cầu sử dụng thực tế mà ta sử dụng chúng vào mục đích gì, nhưng chung quy cũng dựa trên một nguyên tắc: giảm số vòng quay, tăng Mô-men xoắn.
 
Việc phân loại hộp giảm tốc thì có nhiều cách, nhưng phổ biến nhất là phân theo số cấp giảm tốc và phân theo nguyên lý truyền động.
 
Nếu phân theo số cấp thì ta có loại 1 cấp, loại 2 cấp, 3 cấp… Khi ta lắp 2 bánh răng ăn khớp có số răng khác nhau thì tốc độ của 2 trục bánh răng khác nhau với tỷ lệ nghịch của số răng. Các bạn có thể nghĩ rằng: nếu thế thì cần gì nhiều cấp, nếu ta muốn tỷ số truyền bao nhiêu thì chỉ cần lắp phối hợp 2 bánh răng với số răng tương ứng tỷ lệ nghịch là xong?
 
Tiếc rằng không làm thế được, vì lý do không gian cũng như vật liệu và công nghệ. Nếu ta cần tỷ số truyền bằng 3 thì ta cần 1 cấp truyền động, đây là điều bình thường vì số răng (và cũng chính là độ lớn) của 2 bánh răng chỉ chênh nhau 3 lần; nhưng nếu ta cần tỷ số truyền bằng 30 mà làm bánh răng này to gấp 30 lần bánh răng kia thì bánh răng nhỏ sẽ hỏng rất nhanh, do nó phải làm việc với tần suất quá lớn, thêm nữa là bánh răng to sẽ rất lớn, khó chế tạo chính xác và khó lắp ráp. Vì thế, người ta chế tạo hộp nhiều cấp với tỷ số truyền mỗi cấp trong khoảng 5 đến 30000 là được
 
Nếu phân loại theo nguyên lý truyền động thì ta có các loại như: bánh răng trụ, bánh răng côn, bánh răng hành tinh, bánh vít trục vít… Sở dĩ có nhiều nguyên lý do mỗi loại có những ưu và nhược điểm riêng, tùy đặc điểm sử dụng mà ta chọn loại phù hợp. Ví dụ loại bánh răng trụ thì rẻ và ổn định, nhưng chỉ truyền động cho các trục //; loại bánh răng côn thì cho các trục không //, loại hành tinh thì đồng trục, loại bánh vít thì có khả năng tự hãm và êm ái v.v…

Tổng số điểm của bài viết là: 9900 trong 4110 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn