Sự khác biệt giữa động cơ giảm tốc và hộp giảm tốc, động cơ điện
Động cơ giảm tốc, hộp giảm tốc, động cơ điện là những thiết bị được sử dụng phổ biến hiện nay. Dưới đây là thông tin chi tiết so sánh sự khác biệt giữa động cơ giảm tốc và hộp giảm tốc, động cơ điện.
Sự khác biệt về cấu tạo
Cấu tạo của động cơ bao gồm 2 phần Stato và Roto
Nguyên lí hoạt động: Khi mắc động cơ vào mạng xoay chiều, từ trường quay do Stato là nguyên nhân là cho Roto quay trên trục, chuyển động quay của Roto sẽ được trục motor truyền ra ngoài để vận hành các thiết bị hoặc máy móc hay các cơ cấu truyền động khác.
Motor được sản xuất với nhiều kiểu và nhiều công suất (Kw), nhiều tốc độ (1400rpm, 2800rpm, 900rpm) để đáp ứng nhiều nhu cầu của các ứng dụng thực tế, trong đó phổ biến nhất là động cơ điện xoay chiều 3 pha, 4 cực (quay 1450 v/p).
Cấu tạo của hộp giảm tốc
Hộp giảm tốc (hộp số) có thể hiểu đơn giản một loại hộp chứa bộ phận truyền động như bánh răng, trục vít … để giảm tốc độ,( tốc độ ở đây là tốc độ quay của motor chứ không phải tốc độ dài hay tốc độ bay nhé ) và tăng momen xoắn.
Nói chính xác hơn hộp giảm tốc là cơ cấu truyền động ăn khớp trực tiếp, có tỉ số truyền hay còn gọi tên khoa học là ratio không đổi, dùng để tăng momen xoắn và là bộ phận kết nối trung gian giữa động cơ điện và máy móc kỹ thuật cần điều tốc độ phù hợp ( ví dụ như băng tải, máy nghiền, máy ép…)
Còn kiểu cách hộp giảm tốc thì có rất nhiều loại và chất liệu, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại hộp giảm tốc ứng dụng trong nhiều ngành nghề như hộp giảm tốc bánh vít trục vít, hộp giảm tốc bánh răng côn, hộp giảm tốc hành tinh… Mỗi ngành, người ta lại có một lựa chọn, một yêu cầu về giảm tốc riêng phù hợp với môi trường làm việc, với hiệu suất, với cường độ sử dụng khác nhau.
Khi nào sử dụng hộp giảm tốc?
Khi máy móc thiết bị cần set up một tốc độ chậm, ví dụ như 140v/p, mà không có motor nào có thể đáp ứng được, người ta sẽ dùng hộp giảm tốc gắn vào motor, để khi motor chạy truyền động qua hộp giảm tốc, với tỉ số truyền phù hợp sẽ cho ra tốc độ như họ mong muốn.
Tại sao lại chọn động cơ giảm tốc?
Tìm hiểu đến đây, có lẽ các bạn đã có thể hình dung ra được thế nào là hộp giảm tốc rồi phải không? Thế tại sao không sản xuất động cơ điện có tốc độ quay chậm mà phải gắn thêm hộp giảm tốc?
Câu trả lời là vì nếu để chế tạo một motor có tốc độ chậm như động cơ giảm tốc thì rất phức tạp và giá thành sẽ bị đội lên rất cao, trong khi chúng ta chỉ cần chế tạo hộp giảm tốc và gắn vào động cơ điện là mọi việc đã được giải quyết, thêm nữa vấn đề nếu muốn chế tạo được motor điện có tốc độ vòng quay và Momen theo ý muốn là một việc khá là khó khăn.
Cuối cùng là động cơ giảm tốc hay còn gọi là motor giảm tốc, chính là động cơ điện gắn với hộp giảm tốc, ta chọn motor điện có công suất và số vòng quay phù hợp và hộp số có tỷ số truyền và công suất hỗ trợ tương ứng.
Cấu tạo của động cơ bao gồm 2 phần Stato và Roto
Nguyên lí hoạt động: Khi mắc động cơ vào mạng xoay chiều, từ trường quay do Stato là nguyên nhân là cho Roto quay trên trục, chuyển động quay của Roto sẽ được trục motor truyền ra ngoài để vận hành các thiết bị hoặc máy móc hay các cơ cấu truyền động khác.
Motor được sản xuất với nhiều kiểu và nhiều công suất (Kw), nhiều tốc độ (1400rpm, 2800rpm, 900rpm) để đáp ứng nhiều nhu cầu của các ứng dụng thực tế, trong đó phổ biến nhất là động cơ điện xoay chiều 3 pha, 4 cực (quay 1450 v/p).
Cấu tạo của hộp giảm tốc
Hộp giảm tốc (hộp số) có thể hiểu đơn giản một loại hộp chứa bộ phận truyền động như bánh răng, trục vít … để giảm tốc độ,( tốc độ ở đây là tốc độ quay của motor chứ không phải tốc độ dài hay tốc độ bay nhé ) và tăng momen xoắn.
Nói chính xác hơn hộp giảm tốc là cơ cấu truyền động ăn khớp trực tiếp, có tỉ số truyền hay còn gọi tên khoa học là ratio không đổi, dùng để tăng momen xoắn và là bộ phận kết nối trung gian giữa động cơ điện và máy móc kỹ thuật cần điều tốc độ phù hợp ( ví dụ như băng tải, máy nghiền, máy ép…)
Còn kiểu cách hộp giảm tốc thì có rất nhiều loại và chất liệu, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại hộp giảm tốc ứng dụng trong nhiều ngành nghề như hộp giảm tốc bánh vít trục vít, hộp giảm tốc bánh răng côn, hộp giảm tốc hành tinh… Mỗi ngành, người ta lại có một lựa chọn, một yêu cầu về giảm tốc riêng phù hợp với môi trường làm việc, với hiệu suất, với cường độ sử dụng khác nhau.
Khi nào sử dụng hộp giảm tốc?
Khi máy móc thiết bị cần set up một tốc độ chậm, ví dụ như 140v/p, mà không có motor nào có thể đáp ứng được, người ta sẽ dùng hộp giảm tốc gắn vào motor, để khi motor chạy truyền động qua hộp giảm tốc, với tỉ số truyền phù hợp sẽ cho ra tốc độ như họ mong muốn.
Tại sao lại chọn động cơ giảm tốc?
Tìm hiểu đến đây, có lẽ các bạn đã có thể hình dung ra được thế nào là hộp giảm tốc rồi phải không? Thế tại sao không sản xuất động cơ điện có tốc độ quay chậm mà phải gắn thêm hộp giảm tốc?
Câu trả lời là vì nếu để chế tạo một motor có tốc độ chậm như động cơ giảm tốc thì rất phức tạp và giá thành sẽ bị đội lên rất cao, trong khi chúng ta chỉ cần chế tạo hộp giảm tốc và gắn vào động cơ điện là mọi việc đã được giải quyết, thêm nữa vấn đề nếu muốn chế tạo được motor điện có tốc độ vòng quay và Momen theo ý muốn là một việc khá là khó khăn.
Cuối cùng là động cơ giảm tốc hay còn gọi là motor giảm tốc, chính là động cơ điện gắn với hộp giảm tốc, ta chọn motor điện có công suất và số vòng quay phù hợp và hộp số có tỷ số truyền và công suất hỗ trợ tương ứng.
Từ khóa: Động cơ giảm tốc, Hộp số giảm tốc, Motor điện, Motor liền giảm tốc, Motor giảm tốc Cyclo, Motor điện 3 pha, Motor điện 1 pha, Động cơ liền hộp số, Động cơ liền giảm tốc, Motor AC, Motor DC, VS Motor, động cơ, thiết bị, sử dụng, Hộp giảm tốc, Motor giảm tốc, phổ biến, hiện nay, thông tin, chi tiết, so sánh, khác biệt
Những tin mới hơn
- Phân loại và ứng dụng của motor rung (17/02/2021)
- Motor giảm tốc là gì ? Cấu tạo motor động cơ giảm tốc (18/02/2021)
- Hướng dẫn cách điều chỉnh lực rung của motor rung (19/02/2021)
- Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của hộp giảm tốc (20/02/2021)
- Cách chọn biến tần cho động cơ motor (16/02/2021)
- Những lỗi thường gặp ở động cơ motor điện (15/02/2021)
- Hướng dẫn cách đảo chiều động cơ điện 3 pha sang 1 pha (11/02/2021)
- Các sản phẩm motor máy cắt phổ biến được ứng dụng như thế nào (12/02/2021)
- Kiểm tra tình trạng lệch pha của động cơ điện và cách sửa chữa nhanh (13/02/2021)
- Những lưu ý khi vận hành motor giảm tốc, hộp giảm tốc (10/02/2021)
Những tin cũ hơn
- Motor giảm tốc là gì ? (07/03/2013)
- Những ứng dụng phổ biến của hộp số giảm tốc (06/03/2013)
- Hộp giảm tốc là gì – ứng dụng của hộp giảm tốc (05/03/2013)
- Nguyên lý hoạt động của motor giảm tốc bánh răng côn (05/03/2013)
- Phân biệt động cơ có hộp số và động cơ không hộp số (04/03/2013)
- Làm sao để xác định chất lượng motor giảm tốc ? (08/02/2021)
- Cách bảo trì, bảo dưỡng động cơ điện, motor điện (06/02/2021)
- Ảnh hưởng của biến tần đối với động cơ điện (05/02/2021)
- Công thức tính công suất motor 1 pha (04/02/2021)
- Step Motor là gì? Tìm hiểu sơ lược về động cơ bước (03/02/2021)
Join